Một lần đi trên đường tôi vô tình thấy một chiếc dép nhựa mà ngày xưa mọi người hay mang. Bỗng dưng những hình ảnh về chiếc dép ngày xưa tôi mang ùa về.
Cùng với đó là hình ảnh một xe cà rem. Vì lúc nhỏ vẫn hay đổi dép hư lấy cà rem ăn.
Những hình ảnh chiếc dép, cây cà rem và cả tiếng chuông cà rem xuất hiện rõ nét trong tâm trí tôi. Mọi ký ức lúc đó ùa về rõ nét mà tôi vẫn chưa hiểu vì sao lại thế.
Sau này khi nghiên cứu về trí nhớ tôi mới biết mình đã chạm vào những chiếc chìa khóa để mở ra kho báu bản chất của trí nhớ siêu hàm mà không hay biết.
Bạn có muốn biết kho báu đó như thế nào không? Hãy tìm ra 3 chiếc chìa khóa để mở ra kho báu siêu trí nhớ.
Bạn sẽ biết bản chất thật của trí nhớ là gì? Từ đó sẽ biết cần phải làm gì để cải thiện trí nhớ của bạn.
Giả sử mục tiêu của bài này là bạn nhớ được thông tin về 10 chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái Hy Lạp:
Alpha – beta – gamma – delta – epsilon – zeta – eta – theta – iota – kappa.
Sau khi đi qua 3 chiếc chìa khóa của trí nhớ siêu phàm bạn sẽ vận dụng để ghi nhớ 10 chữ cái này.
Liên tưởng
Bạn đã bao giờ trải qua tình huống ngửi thấy một mùi gì đó rồi ngay lập tức nhớ đến một kỷ niệm nào đó trong quá khứ liên quan đến mùi đó? Vậy chính cái mùi đó làm bạn liên tưởng đến kỷ niệm và nhớ ra kỷ niệm đó.
Một lần đi dưới hàng cây hoa sữa. Ngửi mùi hương thoang thoảng trong gió bay. Tôi lại nhớ về thời sinh viên của mình.
Nơi ký túc xá có trồng hàng cây hoa sữa. Tôi còn nhớ lúc đó mình đang đi với một người bạn dưới hàng cây va hoa rụng đầy đường đi.
Hoặc bạn nghe một bài hát và cả dòng kỷ niệm tuôn trào trong tâm trí của bạn.
Khi nghe đoạn nhạc Tây Du Ký bạn có nhớ về thời thơ ấu của mình không? Tôi nhớ lúc nhỏ không được bật tivi xem phim tôi đã cầm cả cây củi đồi đốt nhà. 😀
Nếu tôi đưa cho bạn bản đồ của nước Paraquay thì bạn có nhận ra được không? Chắc nhiều bạn sẽ không thể nhận ra được.
Còn nếu tôi đưa cho bạn bản đồ của nước Ý thì sao. Bạn có thể dễ dàng nhận ra được bản đồ của nước Ý vì nó có hình dạng một chiếc ủng phải không?
Nhìn bản đồ bạn liên tưởng đến chiếc ủng, từ đó bạn nhớ được nó là bản đồ của nước Ý. Còn dưới đây là bản đồ của đất nước nào?
Trông giống quả ớt phải không nào? Đây là bản đồ của đất nước Chi Lê.
Bạn đang đi trên đồng cỏ xanh, có đàn dê đang gặm cỏ. Bạn nghĩ ngay đến ông bác của mình vì ông bác cũng có hàm râu dài như râu dê.
Sự liên tưởng điều khiển trí nhớ chúng ta. Khi chúng ta nhớ ra một điều gì đó do có một điều khác đã giúp ta liên tưởng ra thứ cần nhớ đó.
Mọi thứ chúng ta nhớ điều được liên tưởng đến một điều gì đó. Sự liên tưởng đôi khi giúp chúng ta nhớ được những thứ mà chúng ta không chủ định nhớ.
Vậy nguyên tắc để nhớ đó là tạo ra sự liên tưởng mạnh mẽ thì sẽ càng nhớ tốt hơn. Vậy để tạo ra liên tưởng mạnh mẽ trong việc ghi nhớ ta phải làm gì?
Việc bạn cần làm đó là liên kết những thông tin mới cần ghi nhớ với những thứ đã biết, đã quen thuộc với bạn. Như vậy khi bạn nghĩ về những thứ đã biết nó sẽ gợi ra thông tin cần nhớ.
Để nhớ Liên Xô tan rã năm nào tôi biết ngay là 1991 vì đó là năm sinh của tôi. Từ thông tin tôi đã biết – năm sinh của tôi , tôi liên tưởng đến sự kiện xảy ra năm đó.
Vì sự liên tưởng là bản chất của trí nhớ nên để ghi nhớ tốt hơn bạn sẽ tạo ra các liên tưởng để chủ động trong việc ghi nhớ.
Trở lại ví dụ từ đầu về 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp. Bước đầu tiên là bạn cần liên tưởng chúng đến những hình ảnh quen thuộc hơn.
Alpha – chiếc xe wave alpha
Beta – con bê mặc tã
Gamma – đám ma
Delta – đen
Epsilon – pepsi lon
Zeta – vác tạ
Eta – ớt ta
Theta – kẹo the
Iota – muối i ốt
Kappa – cấp ba
Vị trí
Liên tưởng là bản chất của trí nhớ. Nó là cơ chế hoạt động cốt lỗi của trí nhớ.
Nhưng để trở thành trí nhớ siêu phàm thì bạn cần thêm hai chiếc chìa khóa nữa để đạt đến mức đó. Chiếc chìa khóa tiếp theo là vị trí có ảnh hưởng như thế nào đến với trí nhớ của bạn?
Vị trí tạo nên tấm bản đồ trong ký ức. Chúng đóng vai trò như những kệ sách trong đầu bạn.
Khi bạn có nơi để lưu thông tin thì bạn sẽ biết chỗ để lấy ra khi cần. Do đó vị trí trong trí nhớ là kệ sách trong tâm trí bạn.
Khi cần thông tin nào thì bạn đến cái kệ đó để lấy ra. Vị trí giúp trí nhớ trở nên trật tự hơn tránh tình trạng lộn xộn.
Vị trí là một công cụ hiệu quả để lưu trữ và gợi lại thông tin. Chúng ta có thể xác định vị trí của mọi thứ về mặt vật chất và tinh thần dựa vào hệ thống tọa độ được xác định trước.
Nếu bạn cần nhớ lại toàn bộ hoạt động đã làm trong ngày. Bạn sẽ cần nhớ lại vị trí bạn đã ở trước khi bạn có thể nhớ đã làm gì ở đó.
Não bộ của bạn có thể tìm thấy được mối liên hệ giữa bất cứ thông tin nào với một vị trí.
Ví dụ khi nhắc đến từ “bảy”. Bạn có thể nghĩ đến nó là một con số.
Nhưng nếu để tâm trí thoải mái bạn có thể nghĩ đến nhiều thứ hơn thế. Có thể là 7 kỳ quan thế giới, ngôi nhà của 7 chú lùn hay ngôi trường nơi bạn học lớp 7.
Vị trí là chiếc chìa khóa quan trọng trong trí nhớ vì nó liên hệ mật thiết với quá trình liên tưởng.
Ví dụ đồng hồ sẽ giúp bạn nghĩ đến vị trí nào? Có thể bạn sẽ nghĩ đến tháp đồng hồ Big Ben, nơi đặt máy check in ở công ty hay tiệm bán đồng hồ gần nhà bạn?
Trở lại ví dụ về 10 chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái Hy Lạp. Bây giờ bạn cần nơi để đặt những thông tin đã liên tưởng để lưu trữ.
Tôi sẽ chọn cơ thể người làm nơi lưu trữ 10 chữ cái này. Vì sao tôi lại chọn cơ thể người vì nó là một hành trình trí nhớ.
Bạn có thể xem thêm về hành trình trí nhớ ở bài viết này.
Hình dung
Giả sử bạn có danh sách 10 thứ cần mua khi đi chợ. Đó là: chổi, dưa hấu, thau, cá rô, ớt, dù, cam, cuộn giấy vệ sinh, ống nước, bánh mì.
Nếu chỉ nhìn qua một lần bạn có thể kể lại các món cần mua theo thứ tự được không? Đa số chúng ta sẽ quên đi một số món hoặc thứ tự của chúng.
Để dễ dàng hơn thì bạn sẽ hình dung ra hình ảnh một câu chuyện như sau để liên kết 10 món đồ lại:
“Bạn cầm chổi đánh quả dưa hấu bay đi trúng cái thau to đùng đầy nước. Quả dưa hấu trúng một con cá trong thau, đau quá nó nhảy cững lên trời, sau đó đu vào một quả ớt đang bay lơ lửng. Do trượt tay nó rớt xuống một cái dù to đùng sau đó nó tưng tưng vào ly nước cam đầy quả cam. Con cá rô được đưa vào bệnh viện và người ta lấy giấy vệ sinh ra băng bó cho nó. Sau đó bỏ nó vô ống nước để nó trượt về sông và do đang chấn thương nên nó phải đu vào một ổ bánh mì trôi sông để không bị chìm.”
Bây giờ nhẩm lại câu chuyện và nhớ lại 10 món đồ vật.
Bạn cầm cái gì? Cẩy chổi.
Bạn cầm chổi đánh vào quả gì? Quả dưa hấu.
Quả dưa hấu trúng cái gì? Một cái thau đầy nước.
Trong cái thau có con gì? Cá rô.
Con cá đu vào cái gì đang lơ lửng? Quả ớt.
Con cá rơi xuống đâu? Cái dù.
Nó văng vô đâu? Ly nước cam.
Người ta băng nó bằng gì? Giấy vệ sinh.
Nó về sông bằng cách nào? Theo ống nước.
Nó đu vào đâu để không bị chìm? Ổ bánh mì.
Vì bạn tưởng tượng ra hình ảnh một câu chuyện diễn ra sẽ làm thông tin trở nên nổi bật. Thông tin càng nổi bật và hình ảnh càng rõ nét thì càng dễ nhớ hơn.
Vì hình ảnh lưu giữ trong não chúng ta khó trôi ra ngoài nên khi nhớ bằng hình ảnh sẽ có hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn biết vì sao như thế có thể xem thêm bài viết sau.
Não trái não phải.
Càng nhiều thông tin bạn mã hóa vào trí nhớ thì càng có hiệu quả cho quá trình học của bạn. Sự tưởng tượng của bạn có thể mã hóa bất cứ thông tin nào.
Bây giờ quay lại ví dụ ban đầu về 10 chữ cái Hy Lạp. Lúc này bạn sẽ dùng trí tưởng tượng của bạn để tạo ra các liên kết để ghi nhớ thông tin.
“Tưởng tượng hình ảnh trên đầu bạn đang đội một chiếc xe wave anpha. Trên trán của bạn có một con bê mặc tã kêu be be. Trên lông mày của bạn là một đoàn người đưa đám tang. Hai mắt bạn toàn màu đen. Tiếp theo tưởng tượng hai lỗ tai bạn đang đeo hai lon pepsi. Trên má bạn có người đang vác tạ. Trên mũi bạn có trồng cây ớt ta. Miệng bạn đang ngậm viên kẹo the. Cầm bạn đang mọc lên những hạt muối i ốt. Cổ bạn mọc lên cổng ngôi trường cấp 3 của bạn.”
Kết hợp lại cả 3 chiếc chìa khóa bạn sẽ mở được kho báu trí nhớ siêu phàm của bạn. Bây giờ kể lại câu chuyện tưởng tượng giữa sự kết hợp liên tưởng với vị trí để nhớ 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp.
Trên đầu bạn có gì? Xe wave anpha => Alpha
Trên trán bạn có gì? Một con bê mặc tã => Beta
Trên lông mày bạn có gì? Đoàn người đưa đám ma => Gamma
Mắt bạn như thế nào? Đen => Delta
Hai tai bạn đeo gì? Pepsilon => epsilon
Trên má bạn có gì? => Người vác tạ => zeta
Trên mũi bạn có gì? => Cây ớt ta => eta
Miệng đang ngậm gì? => Kẹo the => Thelta
Cầm bạn có gì? => Muối i ốt => iota
Cổ bạn có gì? => Cổng trường cấp 3 => Kappa
Chìa khóa đã có. Bây giờ bạn chỉ cần thêm công cụ để đem kho báu trí nhớ siêu phàm ra khỏi hang đang chôn giấu. Chỉ cần làm chủ 3 chiếc chìa khóa liên tưởng, vị trí, hình dung là bạn có cơ hội mở kho báu trí nhớ siêu phàm rồi.
Bản chất của trí nhớ đã mở và bây giờ bạn cần thực hành. Luyện trí nhớ cũng như những kỹ năng khác cần luyện tập thường xuyên vì thế tôi có mở ra một group SIÊU TRÍ NHỚ để luyện tập.
Dẫu sao Siêu trí nhớ cũng là một kỹ năng mà kỹ năng thì hoàn toàn có thể luyện tập được qua các phương pháp trong khóa học Siêu Trí Nhớ Ứng Dụng