nhớ từ vựng bằng phương pháp âm thanh tương tự

Có nhiều tranh cãi về việc nhớ từ vựng bằng phương pháp âm thanh tương tự nhưng nếu nó không hiệu quả thì tại sao nó vẫn tồn tại? Liệu có điều gì chúng ta vẫn chưa biết hết về phương pháp này? Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về cách nhớ từ vựng bằng phương pháp âm thanh tương tự sao cho đúng nhé.

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về 4 giai đoạn của một kỹ năng.

4 giai đoạn của thành thạo kỹ năng

4 giai đoạn của thành thạo kỹ năng này có thể áp dụng vào việc bạn thành thạo một từ vựng đến mức độ nào:

Giai đoạn 1: Không có kỹ năng, trong vô thức

Ở giai đoạn này người học không có kỹ năng hoặc bộ kiến thức về kỹ năng đó. Họ không nhìn thấy bất cứ lý do gì để học nó bởi vì họ không xem xét nó là một nhu cầu.

Các ví dụ sau đây xét về trường hợp bạn thành thạo một từ vựng ở mức độ nào?

Ví dụ: bạn không biết một từ vựng tiếng Anh và bạn cũng không có nhu cầu học từ vựng đó.

Giai đoạn 2: Không có kỹ năng, trong nhận thức

Người học nhận thức kỹ năng mà họ thiếu và có thể hiểu đó là thiếu hụt. Sự ngu dốt không thể kéo dài hơn nữa và họ nhận ra sự thiếu kiến thức làm họ khó chịu.

Ví dụ: bạn không biết một từ vựng nhưng bạn có nhu cầu học từ vựng đó để dùng cho sau này.

Giai đoạn 3: Có kỹ năng, trong nhận thức

Trạng thái này diễn ra khi người học có kỹ năng nhưng chưa thành thạo nó đến mức sử dụng như phản xạ được. Họ vẫn phải suy nghĩ từng bước về việc đang làm, từng bước một.

Ví dụ: bạn nhớ được từ vựng nhưng mỗi khi dùng bạn phải có thời gian suy nghĩ để dịch trong đầu trước khi nói ra. Làm quá trình giao tiếp diễn ra rất chậm.

Giai đoạn 4: Có kỹ năng, trong vô thức

Ở giai đọan này người học sử dụng kỹ năng một cách tự động trong vô thức. Họ không thực sự nhận ra họ đang làm nó vì nó diễn ra như phản xạ tự nhiên. Người sử dụng kỹ năng không cần nghĩ về từng bước học đang làm. Điển hình như việc bạn gõ bàn phím thành thạo, lái xe vù vù hoặc nói tiếng Việt trôi chảy.

Ví dụ: trong trường hợp sử dụng một từ vựng, đó là bạn nói tiếng Anh tự nhiên như cách nói ngôn ngữ mẹ đẻ, mọi thứ tự động và gần như trong trạng thái vô thức.

Mục tiêu của học từ vựng là đi đến được giai đoạn 4.

4 giai đoạn học từ vựng

Cách chúng ta học ngôn ngữ mẹ đẻ

Chúng ta học từ vựng tiếng mẹ đẻ trong ngữ cảnh mà chúng ta trải nghiệm trong cuốc sống. Mà ngữ cảnh gồm có các hình ảnh, sự liên kết giữa chúng, cảm xúc,…

Để học ngoại ngữ như học tiếng mẹ đẻ chúng ta cũng cần mô phỏng lại gần giống nhất có thể quá trình học trong ngữ cảnh này. Vì thế, bạn cần đặt từ vựng vào trong ngữ cảnh.

Phương pháp âm thanh tương tự

Phương pháp âm thanh tương tự là một trong các phương pháp của thuật ghi nhớ. Mục đích của phương pháp này là tạo ra một bước trung gian bằng cách liên kết cách phát âm tương tự của từ vựng với ý nghĩa của nó thành một câu chuyện. Từ câu chuyện đó bạn hình dung ra ngữ cảnh cho từ vựng giúp cho việc ghi nhớ từ vựng dễ dàng hơn bằng hình ảnh và ngữ cảnh.

Cụ thể bạn sẽ dùng cách phát âm tương tự (hoặc có thể là cách viết tương tự) để tạo ra hình ảnh cho từ vựng (mục đích làm trung gian), sau đó kết hợp hình ảnh này với ý nghĩa của từ vựng đó thành một câu chuyện ghi nhớ.

Quy trình nhớ từ vựng bằng phương pháp âm thanh tương tự

Trong truờng hợp bạn cần nhớ từ vựng sau: consequence => hậu quả.

Bước 1: Tìm từ có cách phát âm tương tự trong tiếng Việt (từ tương tự).

=>Con xe quèn.

Bước 2: Ghép ý nghĩa của từ tương tự với ý nghĩa của từ tiếng Anh gốc.

Con xe quèn + hậu quả

=>Chạy con xe quèn cũ kỹ nên bị hậu quả là tai nạn.

Bước 3: Tư duy bằng hình ảnh của câu chuyện.

Ở bước này bạn sẽ bỏ qua câu chuyện bằng chữ mà chuyển qua tư duy bằng hình ảnh.

consequence

Học sao cho đúng?

Vấn đề 1: Phát âm sai

Vấn đề lớn nhất mọi người quan tâm khi nhớ từ vựng bằng phương pháp âm thanh tương tự để học từ vựng đó là sợ phát âm sai. Lý do sai là khi bạn phát âm cái “âm thanh tương tự” ra thì nó sẽ trở nên sai. Vì mục đích của “âm thanh tương tự” không phải để phát âm mà để tạo ra hình ảnh trung gian.

Để khắc phục tình trạng này bạn phải dùng tư duy hình ảnh cho tất cả âm thanh tương tự (tất cả âm thanh tương tự không còn tồn tại trong suy nghĩ chỉ có hình ảnh là hiện hữu). Khi bạn vẫn có tư duy bằng câu chữ trong câu chuyện thì vẫn còn phát âm sai.

Ngoài ra, để luyện tập phát âm đúng bạn có thể luyện tập với app ELSA. Đây là ứng dụng luyện phát âm tốt nhất hiện nay.

Vấn đề 2: Không nhớ được

Người bản địa học từ vựng trong ngữ cảnh. Còn chúng ta không phải người bản địa của tiếng Anh nên sẽ làm ngược lại. Đó là từ một từ vựng chúng ta phải tạo ra một ngữ cảnh để đặt từ vựng đó vào.

Ngữ cảnh đó chính là câu chuyện bạn tạo trong phương pháp âm thanh tương tự, cho nên câu chuyện phải có ý nghĩa của từ vựng nằm bên trong đó, tức là hình ảnh của câu chuyện thể hiện được ý nghĩa của từ vựng.

Câu chuyện dễ nhớ là câu chuyện phải kết nối giữa hình ảnh của âm thanh tương tự với hình ảnh ý nghĩa một cách hợp lý. Không thể tạo ra câu chuyện ngẫu nhiên được mà phải có tiêu chí đó là có sự liên kết hợp lý giữa hai hình ảnh.

Sau đây là một vài câu chuyện mình lấy trong quyển sách Hack não 1500 từ vựng. Các câu chuyện này chưa tạo được ngữ cảnh hợp lý cho ghi nhớ nên các liên kết sẽ yếu và mau quên. Và cách mình sửa lại để tạo ra liên kết mạnh hơn và ngữ cảnh hợp lý hơn.

lack

“Con gà quay mua về bị thiếu mất lá lách“.
Liên kết giữa “thiếu” và “lách” không mạnh lắm vì con gà có thể thiếu đầu, cổ, chân, nội tạng khác,… Không có lý do hợp lý gì để thiếu lá lách mà không phải là những bộ phận khác.
=>Sửa lại: “Mọi người tham gia giao thông phải luồn lách do đường xá thiếu không gian”. Liên kết này tạo ra một ngữ cảnh hợp lý hơn để liên kết “lách” và “thiếu”.

luồn lách

Thêm một trường hợp nữa:

soldier

“Con sâu chờ làm quân nhân“.

Liên kết giữa “sâu chờ” và “quân nhân” thật ra là chẳng có liên kết gì cả. Chúng ta không thể giải thích lý do hợp lý con sâu chờ để làm quân nhân là gì? Liên kết này rất yếu cho trí nhớ.

=>Sửa lại: Quân nhân bắt sâu chờ rau sạch để nấu canh”. Đây là ngữ cảnh hợp lý để liên kết vì trong thực tế người quân nhân tự trồng rau và bắt sâu.

Các bạn thường dùng những câu chuyện liên kết của người khác tạo sẵn để tiết kiệm thời gian. Mà những người này họ lại không biết cách tạo câu chuyện liên kết ghi nhớ mạnh hoặc họ tạo ra câu chuyện theo logic của họ nên nhiều trường hợp bạn không hiểu được logic đó là gì đẫn đến khó nhớ được từ vựng.

Giải pháp là bạn sẽ tự tạo câu chuyện nhưng nó sẽ dẫn đến vấn đề 3 sau đây.

Vấn đề 3: Không tạo được câu chuyện liên kết hợp lý

Khi bạn bắt đầu tự tay tạo ra các câu chuyện nhưng bạn không thể tạo được hoặc mất rất nhiều thời gian mới tạo được vài ba câu chuyện. Trường hợp này cũng giống như lần đầu bạn gõ bàn phím máy tính vậy. Bạn phải nhìn bàn phím và gõ rất chậm. Đơn giản là lúc này bạn chưa hình thành được kỹ năng gõ bàn phím.

Bạn không tạo được câu chuyện liên kết cũng như thế. Do bạn chưa biết phương pháp và cách luyện tập để hình thành được kỹ năng đó. Nếu bạn muốn biết cách luyện tập để hình thành kỹ năng liên kết tạo ra câu chuyện hợp lý thì có thể tham khảo khóa học Siêu Trí Nhớ Ứng Dụng.

Ngoài ra bạn có thể tham gia tạo từ điển trí nhớ cho kho từ vựng tiếng Anh tại đây. Nơi bạn thỏa thích sáng tạo các câu chuyện liên kết.

từ điển trí nhớ

Vấn đề 4: Học xong vẫn chưa dùng được từ vựng

Khi bạn nhớ từ vựng bằng phương pháp âm thanh tương tự thì bạn sẽ nhớ được ý nghĩa của từ vựng đó nhưng bạn vẫn đang ở giai đoạn 3 của quá trình thành thạo từ vựng. Cho nên bạn cần phải chuyển từ vựng đó từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 4.

Để qua được giai đoạn 4 bạn cần sự ôn tập và sử dụng thường xuyên để trở nên tự động hóa hay là phản xạ tự nhiên trong khi dùng. Để thuận tiện cho quá trình ôn tập bạn có thể dùng các phần mềm và nền tảng quản lý ôn tập như: anki, quizlet,…

Tổng kết

Mục đích của nhớ từ vựng bằng phương pháp âm thanh tương tự là tạo ra ngữ cảnh cho từ vựng bằng bước trung gian là âm thanh tương tự. Khi bạn biết ưu khuyết điểm của một phương pháp thì bạn sẽ sử dụng chúng hợp lý hơn. Cũng giống như một con dao người ta vẫn gọi là hai lưỡi. Dùng đúng thì giúp ích, dùng sai thì có thể gây họa. Còn bạn dùng phương pháp âm thanh tương tự với cái lưỡi nào?

Dẫu sao Siêu trí nhớ cũng là một kỹ năng mà kỹ năng thì hoàn toàn có thể luyện tập được qua các phương pháp trong khóa học Siêu Trí Nhớ Ứng Dụng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here