Phương pháp ghi nhớ “Đường hai chiều”
Hôm nay trên đường chạy xe thì tôi thấy phía bên đường của mình rất trống trãi, ngược lại phía bên kia thì rất đông đúc và mọi người chen chúc nhau nhích từng bánh xe. Đôi khi đi ngược lại đám đông cũng có ích chứ.
Tôi chợt nghĩ ra rằng nếu như việc lưu trữ thông tin trong trí nhớ có giống như việc lưu thông trên đường không? Thông tin có lúc rất dễ đi vào bộ nhớ mà không vướng bất cứ điều gì, đôi khi thông tin lại tắc nghẽn cố gắng cỡ nào cũng không lọt vào trí nhớ được.
Phương pháp đường hai chiều nghe có vẻ như bạn đang lưu thông trên đường ấy. Nhưng tôi muốn nói đến cách thông tin chuyển hóa thành hai chiều trong việc mã hóa dữ liệu để dễ ghi nhớ hơn.
Khi nhắc đến HOMES là bạn sẽ có thể dùng nó là gợi ý để có thể liên tưởng ra tên hồ tương ứng. Đó là Huron, Ontario, Michigan, Erie và Superior.
Cách dùng từ viết tắt hay được sử dụng trong các công thức hóa học như: CO2, HCl, H2SO4,…
Việc nhóm thông tin bằng việc tạo từ viết tắt có thể giúp bạn nhớ được những thông tin một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ bạn có biết tên thủ đô Băng Cốc của Thái Lan đầy đủ là gì không?
Tên đầy đủ đó là “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit”.
(Thành phố của những thánh thần, thành phố vĩ đại của các vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của những đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả vị thần).
Đây là cách đi theo chiều từ đông sang thưa, có nghĩa là đi từ chỗ nhiều thông tin sang ít thông tin hơn. Rõ ràng chiều này sẽ làm giảm nhẹ thông tin cần phải ghi nhớ.
Thật ra phương pháp dùng từ viết tắt sử dụng một trong những chiếc chìa khóa của trí nhớ siêu phàm đó là sự liên tưởng. Tên các hồ lớn ở Bắc Mỹ được liên tưởng đến hình ảnh những ngôi nhà.
Bằng cách liên kết thông tin cần nhớ đó là tên 5 hồ với thông tin đã biết đó là hình ảnh những ngôi nhà để tạo sự liên tưởng khi cần nhớ ngược lại.
Bạn sẽ biến chúng thành câu nói thú vị như thế để gây được ấn tượng đối với trí nhớ. Với cách này bạn sẽ biến thông tin cần nhớ trở nên sinh động, nhiều liên kết hơn để mảnh thông tin đó to hơn và khó lọt ra khỏi bộ nhớ của bạn.
Để nhớ số điện thoại sau thì thế nào?
6677028
Bạn có thể chế một câu sáng tạo với nó không?
“Xấu xấu bẩn bẩn không ai tán”.
Nghe có vẻ dễ nhớ hơn rồi phải không nào? Haha!
Nếu như bạn cần nhớ mã PIN thẻ ATM: 1436. Có thể bạn sẽ sáng tạo một câu mà dùng số chữ cái đại diện cho mỗi con số.
“Ị phải cởi truồng”
“Ị” có 1 chữ cái, “phải” có 4 chữ cái, “cởi” có 3 chữ cái, “truồng” có 6 chữ cái.
Dù sao nguyên tắc để ghi nhớ là bạn biến thông tin cần ghi nhớ trở nên dễ nhớ hơn. Có rất nhiều phương pháp và tùy theo loại dữ liệu sẽ có những phương pháp khác nhau.
Phương pháp đường hai chiều sẽ chỉ có tác dụng khi bạn biến thành những từ, những câu nói thú vị. Vì vậy bạn biến hóa thành hình ảnh càng thú vị và kỳ lạ thì bộ não có xu hướng sẽ ấn tượng hơn và nhớ lâu hơn.
Để có thể tạo ra được những câu sáng tạo bạn cần luyện tập khả năng liên tưởng và tưởng tượng. Bởi đó chính là hai bản chất cốt lỗi của trí nhớ. Xem thêm
Bản chất của trí nhớ siêu phàm
Đầu tiên là liên tưởng đến những từ có nghĩa và tiếp theo sáng tạo câu chuyện tưởng tượng để kết nối các từ lại với nhau. Câu chuyện tưởng tượng càng ấn tượng thì càng dễ nhớ.
Đây là phương pháp bạn có thể áp dụng vào những thông tin ngắn và thường là có những từ viết tắt. Bạn có thể sử dụng chiều từ dữ liệu phức tạp sang đơn giản hoặc chiều từ đơn giản sang thú vị.
Với hai cách ghi nhớ trên bạn có thể nhanh chóng xử lý những thông tin để chúng dễ vào trí nhớ dài hạn của bạn hơn. Hãy tạo sự sinh động cho thông tin và biến chúng thật sự sống trong trí nhớ của bạn.
Trí nhớ là kỹ năng có thể luyện tập được nên tôi có mở ra nhóm SIÊU TRÍ NHỚ để cùng nhau chia sẻ phương pháp và luyện tập.