hình ảnh dễ nhớ
Bạn muốn tạo hình ảnh cho thông tin cần nhớ nhưng bạn không có khả năng tạo hình ảnh trong tâm trí. Không sao! Tất cả chúng ta đều có khả năng tạo ra hình ảnh trong tâm trí. Hãy học cách sử dụng trí tưởng tượng của bạn. Đó là một kỹ năng học được chứ không phải khả năng bẩm sinh gì đâu. Nhà đào tạo nổi tiếng Tony Buzan có chỉ ra phương pháp để bạn tạo ra hình ảnh và câu chuyện để đạt trạng thái dễ nhớ nhất. Đó chính là SMASHIN’ SCOPE. Đây là từ viết tắt của:

Synaesthesia/Sensuality (Phối hợp giác quan).

giác quan Khi hình ảnh bạn tạo ra có sự tham gia của càng nhiều giác quan càng tốt. Trí nhớ có một loại gọi là trí nhớ tức thời. Tức là giai đoạn các giác quan tiếp xúc với thông tin. Có 5 giác quan để đưa thông tin vào não đó là: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Các giác quan tiếp nhận thông tin sẽ giúp tâm trí tái tạo lại thế giới trong bộ não. Nếu bạn luyện tập sử dụng các giác quan nhiều hơn thì bạn sẽ sử dụng đến bộ não nhiều hơn để liên kết thông tin và nó sẽ giúp bạn có trí nhớ tốt hơn. Ví dụ: Nếu hình ảnh bạn cần nhớ là một tô phở thì tô phở đó qua cảm nhận của các giác quan sẽ như thế nào. Có phải nó có sợi phở trắng, nước trong vắt, vị đậm đà, mùi thơm từ rau thơm, vị cay của ớt,… Còn khi bạn nghĩ trong đầu về hình ảnh con bò. Tưởng tượng nó trong tâm trí, chạm vào nó, ngửi mùi nó, nếm nó, nghe nó… Bạn sẽ không thấy những chứ cái B, O trong đầu mà là hình ảnh sinh động mà các chữ cái kia đại diện. Các giác quan tạo ra một hình ảnh sinh động, đáng nhớ và đôi khi là cả một bộ phim trong tâm trí.

Movement (Sự chuyển động).

sự chuyển động Bạn hãy tạo những hình ảnh chuyển động bất cứ khi nào có thể. Những hình ảnh mang thiên hướng hành động, bạo lực thì dễ nhớ hơn là hành động đứng yên, hòa nhã. Bạn thích xem một bộ phim hay một slideshow hình ảnh hơn? Trừ khi bạn vẽ tranh tĩnh vật mới muốn hình ảnh đứng yên. Còn trong việc ghi nhớ nếu một hình ảnh chuyển động sẽ sinh động và dễ gây chú ý hơn. Hình ảnh nào gây cảm xúc hơn cho bạn: một con heo hay một con heo đang nhảy hip hop? Bạn từng bị tai nạn hoặc rơi vào hoàn cảnh bối rối thì vài năm sau không cần dùng trí nhớ luyện tập thì bạn vẫn có thể nhớ rõ ràng chúng. Bạn có thể kể chi tiết đầy đủ thông tin về vụ tai nạn. Hãy tạo ra hành động mạnh mẽ cho trí tưởng tượng để tác động đến cảm xúc của bạn. Sử dụng hành động sẽ mang đến cuộc sống cho trí nhớ của bạn. Ví dụ: Giả sử bạn cần nhớ hình ảnh một con gấu bông và chiếc xe đạp. Bạn có thể tạo ra hình ảnh con gấu bông đang đạp xe đạp giữa đường thay vì hai hình ảnh tĩnh riêng lẻ.

Association (Sự liên tưởng).

Liên tưởng là nghĩ đến sự vật , hiện tượng nào đó từ sự vật, hiện tượng đang diễn ra. Chính vì vậy để nhớ thông tin mới bạn cần liên tưởng nó đến một thông tin mà bạn đã biết rồi. Từ thông tin bạn đã biết đó bạn sẽ liên tưởng ra thông tin bạn đã nhớ. Ví dụ: Bạn cần nhớ bản đồ đất nước Italia. Nhìn hình dạng bản đồ rất giống chiếc ủng. Chiếc ủng là thông tin bạn đã biết. Mỗi lần nhìn bản đồ là bạn liên tưởng ra chiếc ủng từ đó biết là bản đồ của Italia.

Sexuality (Tình dục).

tình dục
Sưu tầm
Những hình ảnh về tình dục thường động lại sâu đậm trong não bộ của con người. Lợi dụng điều này bạn có thể dùng nó để diễn tả những thông tin cần nhớ bằng cách này. Nhưng tuyệt đối không nên quá lạm dụng để tránh “anh đi xa quá”. Ví dụ: Mùa dịch bệnh tránh đi ra ngoài một quảng cáo có thông điệp như sau để giúp mọi người ghi nhớ tốt hơn.

Humour (Sự hài hước).

Hình ảnh hài hước sẽ gây tác động mạnh đến bộ não. Hình ảnh càng vui nhộn, càng buồn cười thì càng dễ nhớ. Để tạo ra được hình ảnh hài hước bạn cần tạo ra hành động phi logic và kỳ quặc cho chúng. Bạn cần suy nghĩ ra khỏi lối suy nghĩ thông thường. Giống như việc bạn suy nghĩ ngoài chiếc hộp vậy sẽ kích thích bộ não tạo ra nhiều hình ảnh hài hước hơn. Ví dụ: Hình ảnh một con voi hay một con voi mặc bikini màu hồng gây chú ý cho bạn nhiều hơn? Cái nào dễ nhớ hơn?

Imagination (Sự tưởng tượng).

sự tưởng tượng Bạn không cần là đạo diễn của các bộ phim Hollywood, chỉ cần trí tưởng tượng bạn có thể tạo ra các bộ phim bom tấn cho mình. Những hình ảnh bạn tưởng tượng có thể thú vị và hoang dã cỡ nào cũng được tùy vào bạn. Thế giới là do bạn tưởng tượng vì vậy hãy tưởng tượng cả dãy ngân hà trong tay bạn.

Number (Số).

Việc đánh số sẽ tăng thêm sự cụ thể, chi tiết và tính hiệu quả cho những thông tin cần theo thứ tự hay chuỗi liên quan.

Symbolism (Tính biểu tượng).

Thay thế một hình ảnh có nhiều ý nghĩa cho một hình ảnh đơn điệu sẽ tăng hiệu quả ghi nhớ hơn. Những biểu tượng đặc trưng sẽ gợi nhắc được ý nghĩa hàm chứa trong nó. Ví dụ: Sức mạnh là hình ảnh cơ bắp. Sự thông minh là hình ảnh bộ não.

Color (Màu sắc).

màu sắc Bạn thích xem tivi trắng đen hay tivi màu? Hãy tạo hình ảnh sinh động nhiều màu sắc tránh chỉ có hai màu trắng đen. Bộ não thích nhiều màu sắc hơn. Ví dụ: Một quả táo màu đỏ, quả chuối màu vàng,….

Order (Thứ tự).

Khi thông tin được nhớ theo thứ tự bạn có thể truy xuất thông tin theo thứ tự đã nhớ. Việc ghi nhớ có trình tự sẽ giúp bạn sắp xếp thông tin logic hơn và dễ để nhớ lại hơn.

Positive images (Hình ảnh tích cực).

Chúng ta thường nhớ hình ảnh tích cực tốt hơn hình ảnh tiêu cực. Vì hình ảnh tích cực tạo ra hooc môn tích cực có lợi cho ghi nhớ. Nếu hình ảnh tiêu cực sẽ tạo hooc môn tiêu cực. Mà hooc môn này gây nhiễu trí nhớ của bạn.

Exaggeration (Phóng đại).

Phóng đại mọi thứ về hình ảnh của bạn có thể: -Phóng đại số lượng của đồ vật. Ví dụ: Chẳng hạn bạn đánh cầu lông thì tưởng tượng ra hàng trăm trái cầu lông bay vào mặt bạn. -Phóng đại kích thước: tạo hình ảnh khác xa tỷ lệ bình thường của nó, có thể to bất thường hoặc nhỏ bất thường. Ví dụ: Hình ảnh con voi siêu nhỏ trong lòng bàn tay. Quả trứng khổng lồ chặn ngang đường. -Phóng đại âm thanh. Ví dụ: Hình ảnh con muỗi với tiếng kêu to như tiếng nhạc rock chẳng hạn.

Tổng kết:

Bạn không cần phải sử dụng tất cả các yếu tố trên cho một hình ảnh. Bạn có thể sử dụng một hoặc kết hợp một vài phương pháp để tạo ra hình ảnh dễ nhớ. Đôi khi những hình ảnh liên tưởng kỳ quặc sẽ tự động được tạo ra khi bạn đã thực hành nhiều mà không cần quá nhiều nỗ lực. Hình ảnh xuất hiện đầu tiên và tự nhiên nhất chính là hình ảnh dễ nhớ nhất. Vì thế bạn không cần cố ép hình ảnh phải thế này thế kia. Qua luyện tập nhiều bạn sẽ tự tìm ra hình ảnh dễ nhớ nhất đối với bạn.

Dẫu sao Siêu trí nhớ cũng là một kỹ năng mà kỹ năng thì hoàn toàn có thể luyện tập được qua các phương pháp trong khóa học Siêu Trí Nhớ Ứng Dụng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here